Người truy cập internet tăng lên 3.8 tỷ người tính đến cuối năm 2018

Đến cuối năm 2018, số người truy cập Internet trên toàn cầu ước tính tăng lên 3,8 tỷ.

Theo Guardian, thế giới hiện có hai loại người: những người có truy cập Internet và những người không. Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, quy định một người được coi là kết nối trực tuyến khi sử dụng Internet trong vòng ba tháng gần nhất. ITU dự đoán số người đang kết nối trực tuyến đạt 3,8 tỷ vào cuối năm, tương đương 49,2% dân số thế giới. Mốc 50% có khả năng đạt trong tháng 5/2019.

Tuy nhiên, những người trong số gần 50% kể trên đang truy cập Internet theo những cách khác nhau. Họ cũng sử dụng nó cho các mục đích và tập nội dung khác nhau hoàn toàn.

1 truy cap internet toan cau 2018

Biểu đồ về sự tăng trưởng chậm của số người kết nối trực tuyến.

Ở những nước phát triển, đa số kết nối Internet vào những năm 1990 và 2000 một cách tương đối dễ dàng. Tốc độ tăng trưởng người dùng từng đạt gần 20%. Năm 2000, chỉ có ba nước có tỷ lệ kết nối trực tuyến trên 50%. Hiện con số này là hơn 100.

Nhưng hiện vẫn còn 15 quốc gia với dưới 10% người dân có quyền truy cập Internet, và 50 quốc gia khác có tỷ lệ kết nối thấp hơn 30%. Các công ty công nghệ lớn đang cố gắng thay đổi tỷ lệ trên với những giải pháp khác nhau và dường như đôi khi lại khiến Internet phát triển theo hướng chậm đi.

Ví dụ, Facebook đã nhận ra tầm quan trọng của sự phát triển Internet di động. Nhiều người trên thế giới không kết nối bởi nơi họ sống không có hệ thống hạ tầng hỗ trợ. Nhưng đơn giản hơn là vì họ không thể mua điện thoại thông minh và trả tiền cho các gói dữ liệu.

Vì vậy, Facebook đã trả tiền thay họ. Công ty thúc đẩy chương trình Free Basics, bắt đầu cung cấp Internet miễn phí tại 22 quốc gia, với quyền truy cập giới hạn chỉ 20 trang web như Wikipedia, AccuWeather và Facebook. Hơn 100 triệu người đã kết nối qua chương trình này. Nhưng nhược điểm của chương trình là đẩy Internet xuống và để Facebook lên thay thế vị trí số một.

2 truy cap internet toan cau 2018

Banner quảng cáo về chương trình Free Basics của Facebook ở Mumbai, Ấn Độ, năm 2015. Ảnh: Reuters

Trong một khảo sát năm 2014, hầu hết người dùng ở Nigeria và Indonesia cho biết đã sử dụng Facebook trong thời gian gần đó. Một số người nói họ đã truy cập Facebook, nhưng không phải Internet.

Liên Hiệp Quốc cũng nhận thấy các thông tin sai lệch lan truyền trên Facebook đóng vai trò không nhỏ trong việc làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực sắc tộc, đặc biệt một số quốc gia như Myanmar và Ấn Độ, nơi WhatsApp được sử dụng để chuyển tiếp tin đồn nhanh chóng.

Internet cũng có sự khác biệt ở chính các quốc gia phát triển. Như nếu xét riêng về công cụ tìm kiếm, Google phổ biến hơn ở Anh, còn Mỹ chịu sự ảnh hưởng từ nhiều năm sử dụng Yahoo. Hay ở Đức, trình duyệt Firefox chiếm vị trí số một tính đến tháng 5/2017. Thị phần của trình duyệt đứng vị trí thứ hai chỉ là 27%. 

Trung Quốc thậm chí còn khác biệt hơn. Với hệ thống tường lửa Great Firewall, chính phủ nước này dựng lên một chế độ lọc web nghiêm ngặt. Điều này dẫn tới hình thức phát triển hội tụ khi các công ty Trung Quốc đã phát triển rất mạnh trong quá trình tìm cách phục vụ người tiêu dùng trong nước. Họ lấp đầy khoảng trống được tạo ra từ sự vắng mặt của những “gã khổng lồ” về công nghệ ở thung lũng Silicon.

Trong số có có thể kể đến “Google của Trung Quốc” Baidu, “Amazon của Trung Quốc” Alibaba,  “Twitter của Trung Quốc” Weibo hay “Facebook của Trung Quốc” là Tencent, với ứng dụng WeChat. Hiện vốn hóa thị trường của Tencent đã tương đương Facebook. Weibo có hơn 100 triệu người dùng so với Twitter. 

Những thành công đó phần nào giúp Internet lan rộng sang các quốc gia khác. Nhưng kinh nghiệm của Trung Quốc lại gợi ý nhiều hơn về phương pháp kiểm soát chặt thông tin tới người dân và phát triển các công nghệ riêng của quốc gia. Nga đã sử dụng biện pháp này để thúc đẩy Yandex và VKontakte dần thay thế Google và Facebook. Các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Cuba cũng đang chú ý tới cách tiếp cận tương tự.

Tổng hợp từ vnexpress

Mời đánh giá

Gửi phản hồi

Contact Me on Zalo
0931 523 668