Chủ tịch FPT: ‘Cú hích Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số nhanh chưa từng có’

Cú hích của Covid-19, theo anh Bình, đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh chưa từng có. Tâm trạng lo lắng, sợ hãi đang lan truyền và ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, người lao động thất nghiệp. Tuy nhiên, FPT sẵn sàng đối diện với thách thức để trở nên mạnh hơn sau đại dịch. “FPT tiếp tục tìm kiếm cơ hội trong dịch Covid-19. Với quốc tế, các đối tác sẽ xem xét lại quốc gia/công ty quản trị tốt trong chống dịch. Và Việt Nam hay FPT là những cái tên sáng giá”.
Chiều ngày 8/4, ĐHĐCĐ thường niên FPT 2020 lần đầu được tổ chức theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến nhờ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và hệ thống hội nghị. Sự kiện thể hiện quyết tâm vượt mọi thách thức của FPT, đồng thời nỗ lực đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của cổ đông nhờ thế mạnh công nghệ.

Khác với nhiều doanh nghiệp công bố hoãn hoặc lùi họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, FPT vẫn quyết định tổ chức đại hội theo lịch đã thông báo trước đó. Thay vì địa điểm quen thuộc – khách sạn Daewoo (Ba Đình, Hà Nội), ĐHĐCĐ thường niên 2020 của FPT được tổ chức ở F-Ville, khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), để chủ động triển khai các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho cổ đông tham gia.

Chiều ngày 8/4, đại diện của 67,71% cổ phần có quyền biểu quyết đã kết nối tham dự đại hội qua ứng dụng Webex của Cisco.

Các cổ đông đều đeo khẩu trang và rửa tay diệt khuẩn trước khi vào phòng họp.
Các cổ đông đều đeo khẩu trang và rửa tay diệt khuẩn trước khi vào phòng họp.

Khai mạc đại hội với chiếc mũ chống giọt bắn mùa Covid-19, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình nhắc lại câu chuyện “hóa rồng” ở mùa đại hội năm ngoái. Theo anh, với FPT, “hóa rồng” sẽ là bước chuyển từ một doanh nghiệp làm dịch vụ phần mềm trở thành công ty về tư vấn chuyển đổi số.

Chia sẻ tin vui với cổ đông, anh Bình cho hay, FPT đã ký hợp đồng tư vấn chuyển đổi số với “vua tôm” Minh Phú cùng tham vọng giúp đối tác chinh phục 25% thị phần thế giới từ mức hiện tại là 4%. “Đó là ước vọng của người Việt Nam. Tuy gặp khó khăn nhưng chúng tôi cùng cố gắng để sớm bàn giao dự án. FPT cũng đang hoàn thiện hợp đồng với “vua gỗ” ALC để nhanh chóng trở thành một trong hai nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Khi hoàn thành, dự án sẽ là sự kết hợp của gỗ và phần mềm để cùng nâng đẳng cấp toàn cầu”.

Cú hích của Covid-19, theo anh Bình, đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh chưa từng có. Tâm trạng lo lắng, sợ hãi đang lan truyền và ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, người lao động thất nghiệp. Tuy nhiên, FPT sẵn sàng đối diện với thách thức để trở nên mạnh hơn sau đại dịch. “FPT tiếp tục tìm kiếm cơ hội trong dịch Covid-19. Với quốc tế, các đối tác sẽ xem xét lại quốc gia/công ty quản trị tốt trong chống dịch. Và Việt Nam hay FPT là những cái tên sáng giá”.

Chủ tịch Trương Gia Bình cho biết vẫn tiến hành cuộc họp đúng thời hạn dù cả nước đang thực hiện giãn cách toàn xã hội nhằm đảm bảo đúng lộ trình trả cổ tức cho cổ đông.
Chủ tịch Trương Gia Bình cho biết vẫn tiến hành cuộc họp đúng thời hạn dù cả nước đang thực hiện giãn cách toàn xã hội nhằm đảm bảo đúng lộ trình trả cổ tức cho cổ đông.

Đồng quan điểm, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho rằng, tình hình dịch bệnh hiện nay phức tạp và khó dự báo. Mảng viễn thông và quảng cáo trực tuyến có thể gặp khó trong bán hàng, các khách hàng cắt giảm chi tiêu. Tương tự với công tác tuyển sinh và giảng dạy.

Tuy nhiên, FPT xác định đây là thời chiến và đưa ra các giải pháp kịp thời, cập nhật các kịch bản kinh doanh để ứng phó, theo dõi chặt chẽ từng quý và kiểm soát hàng tuần. “Toàn thể nhân viên FPT phải làm việc 200% sức lực để vượt qua giai đoạn này. Công ty chuyển đổi sang mô hình làm việc online, đưa ra các giải pháp tài chính, tăng cường chuyển đổi số nội bộ để nâng cao cạnh tranh”, anh Khoa phát biểu từ điểm cầu FPT Tân Thuận (TP HCM). “Ban lãnh đạo công ty xác định trong nguy có cơ và sẽ tìm kiếm mọi cơ hội trong nước và nước ngoài, tận dụng bối cảnh nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình online để vươn lên sau đại dịch”.

Không đợi hết dịch, ngay trong mùa Covid-19, tinh thần quyết thắng mọi khó khăn, nhanh chóng tìm kiếm cơ hội mới và triển khai các cách thức sáng tạo đã mang về cho FPT những hợp đồng chuyển đổi số giá trị từ thị trường toàn cầu. FPT vừa trở thành nhà quản lý dịch vụ ủy thác cho một hãng thương mại ôtô lớn nhất Mỹ, ký nhiều hợp đồng với các công ty sản xuất thiết bị y tế tại Nhật, Mỹ và phụ trách chuyển đổi số cho hãng sản xuất xe máy lớn nhất Việt Nam.

Theo anh Bình, cú hích của Covid-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi 4.0 nhanh chưa từng có. 
Theo anh Bình, cú hích của Covid-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi 4.0 nhanh chưa từng có.

Nhận định có nhiều cơ hội và thách thức từ thị trường, FPT xác định chuyển đổi số tiếp tục là con đường chiến lược để phát triển trong tương lai. Trong giai đoạn 2020-2022, tập đoàn sẽ theo đuổi mục tiêu lớn dài hạn là trở thành doanh nghiệp số và đứng Top 50 công ty đẳng cấp thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030.

Để đạt được mục tiêu này, FPT sẽ tập trung: Nâng cao năng lực tư vấn thông qua việc tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện phương pháp luận chuyển đổi số FPT Digital Kaizen; Đầu tư mở rộng hệ sinh thái nền tảng, giải pháp chuyển đổi số toàn diện và tập trung phát triển các giải pháp dựa trên công nghệ mới; Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ chuyên sâu; và Nâng cao năng lực quản trị thông qua các dự án chuyển đổi số nội bộ cùng phương pháp quản trị OKR.

“Dịch bệnh Covid-19 là một cuộc chiến mới. FPT đã sẵn sàng đương đầu để vượt qua thách thức này. Mỗi người FPT là một chiến sĩ. Mỗi đơn vị là một pháo đài hoạt động mạnh mẽ trên 3 mặt trận: vừa chống dịch, vừa đảm bảo các hoạt động kinh doanh để bảo vệ công ăn việc làm, vừa tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới ở cả trong và ngoài nước. Việc ứng dụng những thành tựu công nghệ để tổ chức Đại hội đồng cổ đông trong bối cảnh dịch bệnh là một minh chứng cho nỗ lực sống chung với lũ, đảm bảo mọi công việc diễn ra bình thường của FPT. Ngoài ra, tập đoàn sẽ tập trung củng cố nội lực, liên kết sức mạnh của các công ty thành viên, chuẩn bị thế và lực để vươn lên mạnh mẽ hơn sau dịch”, Chủ tịch FPT nhấn mạnh.

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa tham gia đại hội từ đầu cầu TP HCM. Ảnh: Hoài Vũ.
CEO FPT Nguyễn Văn Khoa tham gia đại hội từ đầu cầu TP HCM. Ảnh: Hoài Vũ.

Là công ty VN30 đầu tiên tổ chức thành công ĐHĐCĐ trực tiếp và trực tuyến, sự kiện ghi nhận số lượng câu hỏi kỷ lục của cổ đông với hơn 300 nội dung chất vấn gửi HĐQT và Ban điều hành. Thời lượng chương trình đã phải kéo dài hơn 40 phút so với dự kiến để giải đáp khoảng 30 câu hỏi.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về cơ hội sau đại dịch, CEO FPT cho rằng Covid đang mở ra rất nhiều cơ hội cho FPT từ hành vi của khách hàng, đến xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp. “Các sản phẩm ‘Made by FPT’ cũng đang được khách hàng đón nhận nhiệt tình theo dạng thuê dịch vụ, từ đấu thầu, xây dựng hệ thống theo yêu cầu sang hệ thống làm sẵn, cho thuê”, anh Khoa nhấn mạnh. “Sau đại dịch, chúng tôi tin tưởng và chắc chắn rằng FPT sẽ nắm bắt được các cơ hội một cách tối đa”.

Màn hình hiển thị có 412 cổ đông đang tham gia ĐHĐCĐ trực tuyến.
Màn hình hiển thị có 412 cổ đông đang tham gia ĐHĐCĐ trực tuyến.

Dù tổ chức trực tuyến, FPT vẫn đảm bảo việc biểu quyết thông qua các nội dung của Đại hội của cổ đông. Theo đó, 6 nội dung cần biểu quyết đã được cổ đông thông qua với tỷ lệ tán thành trên 90%.

Cổ đông Vũ Hữu Điền, quỹ Dragon Capital, cho hay: “Đây là một trong những ĐHĐCĐ đầu tiên được tổ chức trực tuyến đã thể hiện đúng tinh thần của FPT – “chống dịch như chống giặc”, vẫn không dừng việc kinh doanh. ĐHĐCĐ FPT sẽ tạo ra một cách tiếp cận mới cho các đại hội cổ đông sắp tới. Không cần chờ khi dịch kết thúc mà có thể ứng dụng giải pháp phần mềm, công nghệ mới để họp trực tuyến. Giai đoạn này có nguy nhưng như ông Trương Gia Bình nói, cơ hội cũng lớn. Chúc FPT tận dụng được cơ hội này, phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới”.

Cổ đông Nguyễn Hoàng Anh Khoa tham dự đại hội trực tuyến từ Tây Ninh.
Cổ đông Nguyễn Hoàng Anh Khoa tham dự đại hội trực tuyến từ Tây Ninh.

ĐHĐCĐ thường niên FPT đã thông qua kế hoạch năm 2020 tăng trưởng doanh thu 17% và lợi nhuận 18% so với năm 2019 như đã đưa ra đầu tháng 1, và uỷ quyền cho HĐQT thực hiện các kịch bản kinh doanh khác nhau tuỳ theo diễn biễn thực tế.

Trước đó, năm 2019, FPT ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 27.717 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt 4.665 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm 2018. Doanh thu và lợi nhuận từ thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao, đạt tương ứng 11.452 tỷ đồng, tăng 25,7% và 1.896 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.

Về cổ tức, ĐHĐCĐ chốt phương án chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cổ phiếu), trong đó 10% đã trả trong năm 2019 và 10% còn lại thực hiện sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt dự kiến trong quý II.

Cùng với đó, FPT dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% (20 cổ phiếu được chia 3 cổ phiếu mới) từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Thời điểm thực hiện sẽ cùng với trả cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2019. Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức cho năm 2019 cả bằng tiền và cổ phiếu sẽ là 35%.

Về chính sách trả cổ tức năm 2020, ĐHĐCĐ biểu quyết tỷ lệ cổ tức là 20% bằng tiền (2.000 đồng/cổ phiếu – căn cứ theo số lượng cổ phiếu mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu). Mức chia cổ tức bằng tiền mặt của năm 2020 sẽ do ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 quyết định.

Đại hội cũng phê duyệt chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi (ESOP) cho người lao động và lãnh đạo. Đối với người lao động, công ty sẽ phát hành không vượt quá 0,5% tổng số cổ phần lưu hành của công ty. Việc phát hành sẽ chia làm 3 đợt 2021, 2022 và 2023, số lượng cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm.

Đối với việc phát hành ESOP cho ban lãnh đạo giai đoạn 2020-2025, tối đa không quá 0,25% lượng cổ phiếu lưu hành. Giá phát hành theo mệnh giá, hạn chế chuyển nhượng 10 năm và nếu ban lãnh đạo rời đi phải bán lại với giá bằng mệnh giá.

FPT đã ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) để xác thực và định danh cổ đông tự động với độ chính xác 98%. Các cổ đông được xác thực danh tính theo 3 bước: Xác thực thông; Thông tin cá nhân; Xác thực khuôn mặt và xác thực email. Hệ thống mất khoảng 2 giây thực hiện quy trình định danh trực tuyến bao gồm: tự động nhận diện hình ảnh, phân tích, trích xuất, xác thực thông tin và gửi phản hồi cho cổ đông.

Quy trình định danh được phát triển dựa trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo FPT.AI trong lĩnh vực Nhận dạng ảnh – FPT.AI Vision. Những ứng dụng này đang được FPT triển khai tại nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động vận hành như Ngân hàng quân đội MB, Ngân hàng Quốc dân NCB…

Tham khảo khuyến mại lắp mạng FPT / Truyền hình FPT / FPT Play Box /Camera FPT toàn quốc

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Theo chungta.vn

Mời đánh giá

Gửi phản hồi

Contact Me on Zalo
0931 523 668