Đầu tư SCIC tiếp tục đăng ký bán 300.000 cổ phiếu FPT

Sau khi bán thành công 500.000 cổ phiếu FPT, thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đăng ký tiếp tục thoái 300.000 cổ phiếu FPT và giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 0,2%.

SIC, công ty con của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), vừa thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Công ty Cổ phần FPT.

Theo đó, đầu tư SCIC đăng ký bán 300.000 cổ phiếu từ ngày 19/12 đến 16/1/2019. Mục đích thực hiện giao dịch được lý giải là đầu tư tài chính. Giao dịch được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

chungkhoan fpt scic ban co phieu fpt

SCIC đăng ký tiếp tục bán 300.000 cổ phiếu FPT và giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 0,2%. Ảnh: TNO.

Nếu bán thành công, tỷ lệ sở hữu tại FPT của Đầu tư SCIC cũng sẽ giảm từ 0,24% (hơn 1,5 triệu cổ phiếu) xuống còn 0,2% (1,2 triệu cổ phiếu).

Vài năm gần đây, SIC – thành viên chuyên trách mảng đầu tư của SCIC – thường giao dịch mua – bán mã FPT với tần suất tương đối dày.

Trước đó, SCIC đã bán thành công nửa triệu cổ phiếu FPT chỉ sau 5 ngày đăng ký (7-12/12) và thu về khoảng hơn 22 tỷ đồng.

SIC thành lập đầu năm 2013 do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sở hữu. Công ty với vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ đồng và được bổ sung trong quá trình hoạt động theo tiến độ trong 3 năm, năm đầu cấp tối đa 500 tỷ đồng.

SIC có hai chức năng chính là đầu tư tài chính (thực hiện đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, mua bán sáp nhập) và đầu tư dự án. SCIC là cổ đông lớn của FPT và có một đại diện trong HĐQT FPT là ông Lê Song Lai, PTGĐ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước.

Cuối năm 2017, SCIC đã tổ chức hàng loạt buổi giới thiệu cơ hội đầu tư với mục tiêu thoái vốn tại các công ty gồm Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) và Công ty cổ phần FPT.

Trong đó, SCIC sẽ thoái vốn 5,96% vốn cổ phần nắm giữ tại FPT (tương đương 31,6 triệu cổ phiếu).

Theo kết quả kinh doanh mới nhất, kết thúc 11 tháng đầu năm 2018, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT lần lượt đạt 20.487 tỷ đồng và 3.571 tỷ đồng, tương đương 94% và 102% kế hoạch cả năm, tăng 21% và 35% so với cùng kỳ trong điều kiện so sánh tương đương (Năm 2017 hợp nhất kế quả kinh doanh của FPT Retail và Synnex FPT theo phương pháp vốn chủ sở hữu đối với công ty liên kết).

Trong điều kiện so sánh với số liệu thực tế cùng kỳ năm 2017 (Năm 2017 hợp nhất toàn bộ kết quả kinh doanh của FPT Retail và Synnex FPT), doanh thu giảm 48% và LNTT tăng 19%.

Lợi nhuận sau thuế FPT đã đạt 3.013 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 2.421 tỷ đồng, tăng 24% và lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 3.952 đồng, tăng 23%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận đạt 17,4%, bằng 2,3 lần so với cùng kỳ.

Doanh thu khối Công nghệ và Viễn thông đóng góp 94% tổng doanh thu của toàn Tập đoàn. Trong đó, khối Công nghệ của FPT ghi nhận doanh thu và LNTT đạt lần lượt 11.214 tỷ đồng và 1.405 tỷ đồng, tăng tương ứng 25% và 44% so với cùng kỳ, tương đương 106% và 112% kế hoạch lũy kế.

Khối Viễn thông ghi nhận 8.062 tỷ đồng doanh thu, đạt kế hoạch lũy kế, tăng 16%, trong khi đó LNTT đạt 1.402 tỷ đồng, tăng 23%, tương đương 104% kế hoạch lũy kế.

Toàn cầu hóa tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT. Trong 11 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài mang về cho FPT 8.059 tỷ đồng doanh thu, tăng 31% và 1.344 tỷ đồng LNTT, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng doanh thu thị trường nước ngoài tăng từ mức 16% trong 11 tháng năm 2017 lên mức 39% trong 11 tháng năm 2018.

Tham khảo dịch vụ FPT Telecom trên toàn quốc

internet truyenhinh fpt trang

Miền Bắc  Miền Trung Miền Nam

fpttelecom.online ( đăng ký lắp mạng FPT trực tuyến )
Theo chungta.vn

Mời đánh giá

Leave a Reply

Contact Me on Zalo
0931 523 668