Theo Bloomberg, trong hồ sơ nộp ngày 4/7, Amazon cam kết với Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) rằng các vệ tinh trong dự án Kuiper của họ sẽ cung cấp kết nối băng thông rộng cho hàng chục triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện chưa có khả năng truy cập đầy đủ vào Internet.
CEO Amazon – Jeff Bezos cho biết dự án Kuiper sẽ tiêu tốn hàng tỉ USD. Hệ thống Kuiper sẽ giúp các nhà khai thác mạng di động mở rộng dịch vụ không dây, đồng thời cũng mang đến triển vọng về các dịch vụ kết nối băng thông rộng di động cần thông lượng cao cho các máy bay, tàu biển và phương tiện đường bộ.
Amazon trích dẫn các nghiên cứu của FCC cho biết 21 triệu người Mỹ thiếu băng thông rộng cố định và 33 triệu người Mỹ không có quyền truy cập vào dịch vụ di động tốc độ cao. Trên toàn thế giới, hiện có khoảng 3,8 tỉ người vẫn không có dịch vụ băng thông rộng tốc độ cao và đáng tin cậy.
Ở vùng quỹ đạo thấp của trái đất – độ cao từ 180 đến khoảng 2.000 km – các vệ tinh cần phải quay hết tốc lực để giữ độ cao, hoàn thành quỹ đạo trong ít nhất 90 phút. Khi một vệ tinh di chuyển về phía trước, nó sẽ chuyển giao nhiệm vụ tín hiệu cho vệ tinh tiếp theo đi qua. Vì vậy, nếu mục tiêu phủ rộng kết nối, nhiều vệ tinh là yếu tố cần thiết. Amazon cho biết vệ tinh của hãng sẽ hoạt động ở độ cao khoảng 590 km đến 630 km.
Theo CNBC, hồi đầu năm CEO Jeff Bezos đã thuê một số quản lý cấp cao trước đây của SpaceX. Cùng với đó, cựu Phó chủ tịch Rajeev Badyal của SpaceX và vài thành viên trong nhóm của ông đang dẫn dắt dự án Kuiper của Amazon.
Dự án Kuiper của Jeff Benzos dự kiến đưa 3.236 vệ tinh nhỏ vào vũ trụ để cung cấp Internet tốc độ cao cho mọi ngõ ngách trên thế giới. Amazon sẽ phải cạnh tranh với 5 công ty khác cũng đang muốn phủ sóng Internet từ vệ tinh.
Rajeev Badyal từng điều hành bộ phận Starlink tại SpaceX và phóng thành công 2 vệ tinh thử nghiệm năm 2018. Việc Amazon thuê Rajeev Badyal là bước đi thông minh để phát triển hệ thống vệ tinh Internet này.
Hiện nay, với hàng nghìn vệ tinh có kích thước nhỏ gọn, kế hoạch phát triển vệ tinh Internet của Amazon ngày càng phát triển giống như của tập đoàn công nghệ khai phá không gian SpaceX.
Trước đó, FCC cũng đã phê duyệt gần 13.000 vệ tinh ở quỹ đạo thấp, trong đó 11.943 cho SpaceX của tỉ phú Elon Musk. Và mới đây, ngày 24/5, SpaceX đã phóng 60 vệ tinh nhằm thực hiện tham vọng của trong việc cung cấp Internet tốc độ cao trên khắp thế giới thông qua hệ thống 12.000 vệ tinh trải khắp quỹ đạo, theo Bloomberg.
Tầng 2 của tên lửa tách ra khoảng 1h sau vụ phóng, khi đạt độ cao 440km. Sau đó, các vệ tinh sẽ di chuyển vào quỹ đạo thấp ở độ cao khoảng 550km. Sau vụ phóng thành công, tầng đầu tiên của tên lửa nhẹ nhàng đáp xuống sà lan nổi trên biển. Đây là lần thứ 40 tên lửa này thu hồi thành công.
Dự án Starlink sẽ bắt đầu hoạt động khi có khoảng 800 vệ tinh được đưa lên quỹ đạo. Như vậy, SpaceX cần tiến hành thêm hơn 10 vụ phóng nữa. Với khoảng 12.000 vệ tinh dự kiến phóng vào không gian, tỷ phú Elon Musk muốn mọi nơi trên thế giới đều được dùng Internet tốc độ cao.
SpaceX dự kiến phóng gần 12.000 vệ tinh lên vùng Quỹ đạo thấp (LEO), chia thành hai chòm với số lượng 4.409 vệ tinh và 7.518 vệ tinh. Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã chấp thuận phóng một nửa con số trên trong vòng 6 năm tới.
Để hoạt động, mạng lưới Starlink phải có ít nhất 400 vệ tinh được kích hoạt. Nhưng tỉ phú Musk cho rằng 800 vệ tinh mới là con số tối ưu để đạt tốc độ cao. Đồng thời, vào nửa sau 2020, hệ thống này sẽ phát đi tín hiệu mạng đầu tiên.
Đối với mỗi vệ tinh được phóng lên, thời gian tồn tại của nó trên không gian không quá 5 năm, nhằm đảm bảo hệ thống Starlink luôn được cập nhật phần cứng mới nhất.
Tham khảo khuyến mại lắp mạng FPT / Truyền hình FPT / FPT Play Box toàn quốc
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Theo Chungta.vn